Khi chọn tên hiệu Lêô XIV, Tân Giáo hoàng theo đuổi hai con đường: con đường của người bảo vệ đức tin trước các cuộc khủng hoảng, như Thánh Lêô Cả, và con đường của người sáng tạo đối thoại xã hội và tâm linh trong một thế giới đang thay đổi, như Đức Lêô XIII. Sự lựa chọn mang tính biểu tượng đã làm sáng tỏ hướng đi của một triều giáo hoàng được đánh dấu bằng di sản của Đức Phanxicô.

Vào lúc 7:13 tối, một giờ sáu phút sau khi làn khói trắng xuất hiện trên nóc Nhà nguyện Sistine, từ ban-công Đền Thánh Phêrô, Hồng y Phó tế người Pháp Dominique Mamberti công bố danh hiệu của Tân Giáo hoàng: Đức Lêô XIV. Xuất phát từ tiếng la-tinh Lêô nghĩa đen là “sư tử”, biểu hiệu truyền thống của thánh sử Marko – danh hiệu Lêô là một trong những danh hiệu giáo hoàng lâu đời nhất và bây giờ là lần thứ 14 trong lịch sử giáo hoàng. Lêô và Clement là hai danh hiệu đứng thứ tư trong số các danh hiệu được các giáo hoàng chọn nhiều nhất, sau “Gioan, Gregory và Bênêđictô”.

Thánh Lêô: Người gìn giữ hòa bình và bảo vệ đức tin

Danh hiệu Lêô nhắc đến Thánh Lêô Cả (440–461) là giáo hoàng đầu tiên chọn danh hiệu này, ngài là giáo hoàng gìn giữ hòa bình trước cuộc xâm lược của những kẻ man rợ tấn công Rôma vào thế kỷ thứ 5; ngài là người bảo vệ đức tin tại Công đồng Chalcedon năm 451, công đồng này khẳng định sự hiệp nhất của Chúa Kitô trong hai bản tính: nhân tính và thiên tính. Sự can thiệp nổi tiếng của Thánh Lêô trong công đồng này thực hiện qua Thư gởi Flavian, được đọc công khai cho 350 Nghị phụ Công đồng, khẳng định “Phêrô đã nói qua miệng của Lêô”. Một cam kết bảo vệ đức tin, phản ảnh chân dung của Hồng y Robert Francis Prevost, ngài cũng là tiến sĩ giáo luật.

Lêô XIII: Giáo hoàng của công nhân

Mặc dù hình ảnh Thánh Lêô Cả vẫn là trọng tâm, nhưng khi Hồng y Prevost chọn danh hiệu Lêô XIV là ngài muốn nhắc đến Giáo hoàng Lêô XIII (1878-1903), giáo hoàng cuối cùng mang tên này và là kiến trúc sư của một Giáo hội cởi mở với những thách thức của thế giới hiện đại. Một quyết định chắc chắn phù hợp với những cải cách của Đức Phanxicô, người mà tân giáo hoàng đã tỏ lòng tôn kính trong lần xuất hiện đầu tiên.

Khi dùng danh hiệu này, Tân Giáo hoàng muốn đi theo bước chân của Đức Lêô XIII, ngài được biết đến vì đã thiết lập nền tảng học thuyết xã hội của Giáo hội. Đối diện với những căng thẳng xã hội của những năm 1880, khi phản đối chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giai cấp (Quod Apostolici, 1878), Đức Lêô XIII đã lên án sự lạm dụng của chủ nghĩa tư bản, ngài bảo vệ quyền của người lao động. Năm 1891, ngài công bố thông điệp Tân Sự, Rerum Novarum, một văn bản sáng lập học thuyết Xã hội công giáo, vì thế ngài có biệt danh là “giáo hoàng của công nhân”. Thông điệp này là thông điệp nổi tiếng nhất triều của ngài, cho đến ngày nay vẫn là nền tảng cho học thuyết xã hội của Giáo hội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài viết cùng chuyên mục:

Đức Giáo hoàng Leo XIX và khả năng sử dụng đa ngôn ngữ
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Khả năng thông thạo đa ngôn ngữ của Đức Giáo hoàng Leo XIV không chỉ phản ánh xuất thân đa văn hóa mà còn là công cụ quan trọng trong sứ vụ lãnh đạo Giáo hội toàn cầu.

Giải mã tông hiệu Đức tân Giáo hoàng Leo XIV
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Với xuất thân đa văn hóa và bối cảnh thế giới đầy thách thức, Đức tân Giáo hoàng Leo XIV hứa hẹn sẽ mang lại một triều đại đầy ý nghĩa, hướng tới việc bảo vệ và loan truyền Tin Mừng trong một thế giới đang thay đổi.

Dự kiến Đức Giáo Hoàng Leo XIV Thăm Việt Nam, Tiếp Nối Ước Nguyện Đức Phanxicô
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Cộng đồng Công giáo Việt Nam, đặc biệt là tại các giáo phận lớn như Hà Nội, Huế và TP.HCM, đã bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đối với Đức Phanxicô. Nhiều buổi cầu nguyện và thánh lễ đã được tổ chức để tưởng nhớ ngài, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng vị Giáo hoàng kế nhiệm sẽ tiếp tục quan tâm đến Việt Nam.

Tiểu sử Đức Giáo hoàng Leo XIV: Hành trình từ Chicago đến Ngai tòa Phêrô
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Đức Giáo hoàng Leo XIV, một trong những vị Giáo hoàng nổi bật của Giáo hội Công giáo, đã có hành trình đức tin và phục vụ đáng kinh ngạc từ khi sinh ra tại Chicago đến khi được bầu làm Giáo hoàng. Dưới đây là tiểu sử chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của ngài trước khi trở thành người lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo.

Lời Chào Đầu Tiên Của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV: Thông Điệp Hòa Bình và Hiệp Nhất
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Khám phá lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV, kêu gọi hòa bình, đối thoại và hiệp nhất. Thông điệp cảm động từ Quảng trường Thánh Phêrô.

Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (thứ Sáu 9/5)
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Đức Tân Giáo Hoàng Leo XIV dâng thánh lễ đầu tiên với tư cách là Giáo hoàng với các Hồng Y

Vị Giám Mục Roma Thứ 267 và Thông Điệp Hòa Bình
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Ngày 04/11/2022, Đại hội đại biểu thành lập BTS GHPG Việt Nam huyện Minh Hóa nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã được long trọng tổ chức tại Trung tâm văn hóa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Hàng Ngàn Tín Hữu Tại Quảng Trường Thánh Phêrô Chờ Đợi Làn Khói Trắng và Tân Giáo Hoàng
Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Trở lại Nhà nguyện Sistine, Đức Lêô XIV tham dự một nghi lễ ngắn nhưng đầy ý nghĩa. Một Hồng y thuộc đẳng giám mục đọc lời chúc mừng, tiếp theo là lời đọc Tin Mừng từ một Hồng y đẳng linh mục, thường trích từ các đoạn như: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16:18). Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế Dominique Mamberti đọc lời cầu nguyện cho Tân Giáo Hoàng.